Trà Ô long được chế biến từ cây trà (cây chè) với tên khoa học là Camellia Sinensis, thuộc họ chè (Theaceae). Đây là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất trà. Camellia Sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Có một điều không phải độc giả nào cũng biết là tất cả các loại trà như trà xanh, trà đen, trà đỏ (trà Ô long)… đều được chế biến từ loài này. Cây chè Ô long lại kén nơi trồng hơn, chỉ cho chất lượng tốt nhất khi được trồng tại Lâm Đồng – những khu vực có khí hậu, độ cao, nhiệt độ đặc biệt phù hợp, gần sông ngòi kênh rạch để đảm bảo đủ nước tưới.
Trà Ô Long (hay OoLong, Olong) là một giống trà quý có nguồn gốc từ Đài Loan, được trồng nhiều ở Phúc Kiến, Quảng Đông và nổi tiếng nhất là ở Đài Loan. Trà Ô Long được chế biến theo phương pháp lên men không hoàn toàn (khoảng 20% – 60%) và được thành phẩm với hình dạng viên tròn đặc trưng. Trà Ô Long có hương mùi thơm dịu, vị nồng hậu, nước xanh hoặc xanh vàng, bã xanh. Và tại Việt Nam thì chỉ có Lâm Đồng là vùng đất phù hợp nhất với giống trà Ô Long này, bởi khí hậu tự nhiên và thổ nhưỡng ở đây có thể cho ra những sản phẩm Ô Long hảo hạng không thua kém gì trà Ô Long được trồng trên các vùng núi cao của Đài Loan, Trung Quốc.
Về giá trị dinh dưỡng và công dụng của Trà Ô Long đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, trà Ô long được sử dụng làm nước uống hằng ngày rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng phòng chữa nhiều loại bệnh, tác dụng làm đẹp. Ngày càng có nhiều người Việt biết đến những lợi ích của uống trà ô long, trà dễ uống bởi vị chát dịu ngọt hậu và có mùi thơm. Trà ô long Việt Nam được trồng tại Lâm Đồng nhiều năm nay được người nông dân đánh giá là cho giá trị kinh tế cao gấp 2-3 lần các loại cây trồng khác. Không chỉ cải thiện kinh tế mà còn trở thành cây trồng giúp nhiều người làm giàu.