Những điều cần biết về Trà Ô Long?

Trà Ô Long là gì?

Trà Ô Long là một loại truyền thống của Trung Quốc, phát triển mạnh ở Đài Loan và hiện nay được sản xuất khá thành công tại Việt Nam.

Nó được làm từ lá của cây Camellia Sinensis, cùng loại cây dùng để làm trà xanh và trà đen. Sự khác biệt là trong cách chế biến trà.

Ô Long là loại trà giàu hương vị, được sử dụng nhiều trong giao tế và thưởng lãm

Lá Ô Long được bán oxy hóa. Điều này có nghĩa là trong quá trình sản xuất, quá trình oxy hóa được bắt đầu, kiểm soát và dừng lại ở một số thời điểm trước khi lá được coi là oxy hóa hoàn toàn. Đây là lý do bạn sẽ thường nghe thấy Oolong được mô tả là ở giữa trà xanh và đen. Tuy nhiên, cũng như nhiều thứ trong thế giới trà, nó còn phức tạp hơn thế.

Bước khác biệt trong chế biến trà Ô Long là bước bầm tím còn gọi là lắc hoặc rung chuyển. Lá bị lắc, cuộn nhẹ hoặc xẹp xuống cho đến khi các cạnh bị bầm. Vết bầm này gây tổn thương lớp tế bào và bắt đầu quá trình oxy hóa.

Quá trình xảy ra lặp đi lặp lại cho đến khi chúng đạt đến mức oxy hóa mong muốn. Các lá trà sau đó được sấy diệt men để ngăn chặn quá trình oxy hóa. Sau đó được định hình, cuối cùng là sấy khô.

Có bao nhiêu loại trà Ô Long?

Ô Long có rất nhiều loại. Vì thực tế, nó là một nhóm lớn các loại trà oxy hóa một phần.

Có nhiều cách để phân loại trà Ô Long mà bạn có thể tham khảo

  • Phân theo mức oxy hóa (khoảng từ 8-85%): mức oxy hóa sẽ cung cấp cái nhìn về màu sắc và hương vị có thể mong đợi. Có thể phân thành: Ô Long Xanh, Ô Long Vàng, Ô Long Đỏ. Màu lá trà và nước trà sẽ chuyển dần từ xanh sáng, sang vàng, rồi đỏ. Mùi hương từ mùi hoa cỏ, mùi trái cây, mùi gỗ, mật ong… Nước trà cũng giảm dần vị chát sang mềm ngọt, từ thanh mát sang ngọt ấm.
  • Phân theo giống trà: Cây giống trà để sản xuất Ô long cũng rất đa dạng và ngày càng nhiều giống mới ra đời do sự phát triển của khoa học Nông Nghiệp. Ví dụ như các giống Ô Long Thuần chủng, Thiết Quan Âm, Kim Tuyên, Tứ Quý, Thúy Ngọc, Đại Hồng Bào…
  • Phân loại theo phong cách chế biến: có các loại trà thủ công, trà ướp hương, trà sấy than, trà trộn (phối hợp các loại nguyên liệu khác)…
  • Phân loại theo vị trí địa lý: như trà Bảo Lộc, trà Cầu Đất, Trà Mộc Châu, trà Phúc Kiến, Trà Đài Loan…
  • Phân loại theo tuổi cây trà: trà 3 năm, 5 năm, 7 năm…

Trà Ô Long có nguồn gốc từ đâu?

Trà Ô Long có nguồn gốc từ Phúc Kiến-Trung Quốc, được phát triển mạnh ở Đài Loan. Sau đó, được đưa về Việt Nam, trồng thành công ở Lâm Đồng và một số tỉnh phía Bắc.

Giống trà được trồng ở Việt Nam hầu như toàn bộ là giống Ô Long Cao Sơn của Đài Loan. Đây là giống trà núi cao lá nhỏ, giàu phẩm chất. Sản lượng tập trung ở các giống thuần chủng, Kim Tuyên, Tứ Quý, Thúy Ngọc.

Đồi trà Ô Long
Đồi trà Ô Long

Hướng dẫn cách pha trà Ô Long

Về cơ bản, để pha được những ấm trà cần lưu ý 3 vấn đề quan trọng là  nhiệt độ nước pha trà, lượng trà và thời gian hãm trà.

  • Nên chọn các loại nước tinh khiết, nước suối, nước giếng. Các loại nước không có mùi và các thành phần kim loại nặng làm ảnh hưởng đến hương vị trà.

Nhiệt độ thích hợp các loại ô long nằm trong khoảng từ 90-96 độ C. Cụ thể nên xem kỹ trong phần hướng dẫn sử dụng hoặc tư vấn của nhân viên bán hàng.

  • Lượng trà cần thiết trung bình khoảng 1 gram cho 20ml nước. Điều chỉnh lượng trà tùy khẩu vị sau vài lần thử.
  • Thời gian hãm trà không nên quá lâu, trà bị đắng và mất hương, nên dùng ấm trà nhỏ và thời gian hãm trà ngắn để hương vị trà được tối ưu, màu nước được đẹp mắt.
Pha trà đúng cách để có được ấm trà ngon

Cách pha trà như sau:

Dùng nước sôi để tráng nhanh búp trà, đổ nước vào hãm trong vòng 1 phút là rót ra thưởng thức, có thể châm thêm nhiều lần nước.

Trà Ô Long có tác dụng gì?

Những ứng dụng của trà Ô long trong đời sống

  • Trà được sử dụng để giải khát, có thể dùng uống hằng ngày thay nước vì nó có hương vị.
  • Loại thức uống này được sử dụng nhiều trong giao tế và lễ nghi, chén trà là đầu câu chuyện.
  • Loại trà ngon có thể được dùng làm tặng phẩm, quà biếu có giá trị.
  • Đặc biệt, từ xa xưa trà đã được sử dụng nhiều trong tu tập, thiền định.

Ngoài sử dụng như là một loại thức uống phổ biến, trà Ô Long còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe ngoài mong đợi từ những dược chất đặc biệt có trong trà:

Những lợi ích cho sức khỏe của trà Ô Long

– Theanine và hợp chất thơm: Theanine là loại amino acids chịu trách nhiệm tạo ra umani hay “vị ngon” cho trà. Có tác dụng tạo cảm giác ngon miệng, giúp tăng cường khẩu vị. Các chất thơm trong trà giúp sảng khoái tinh thần, tác dụng giảm stress.

– Caffein trong trà ở dạng kết hợp Tanat caffeine tan trong nước nóng tạo nên hương thơm và giảm vị đắng. Caffein trong trà có tác dụng dược lý giúp tỉnh táo, tăng hoạt động của tim, ngăn chặn sự đông máu và lợi tiểu. Khác với caffein tự do của cà phê, Tanat caffeine của trà không cản trở hấp thu canxi vào cơ thể.

– Tanin chiếm 26-28% trong lá chè olong là một chất sát khuẩn mạnh. Trong đó mạnh nhất là EpiGalloCatechin Gallate (EGCG) là chất có khả năng chống ôxy hóa mạnh gấp 100 lần vitamin C và 25 lần vitamin E giúp “dọn sạch” các gốc tự do vốn là tác nhân gây tổn thương cấu trúc ADN, tổn thương tế bào dẫn đến ung thư. Do đó EGCG giúp hỗ trợ điều trị ung thư vú, bàng quang, phổi, gan, thực quản, tuyến tụy và dạ dày.

– Vitamin C (có trong trà xanh và oolong) giúp tăng cường sức đề kháng, ngừa cảm cúm. Vitamin E làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện làn da.

– Polysaccharides đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng đường huyết, ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2

– Acid Gama-AminoBityric (GABA) giúp hỗ trợ hạ huyết áp

– Fluoride và catechin giúp ngừa sâu răng, hơi thở hôi, bảo vệ sức khỏe răng miệng